Trong kỳ chuyển nhượng Hè 2021, Chelsea đã bỏ ra 97,5 triệu bảng để chiêu mộ Romelu Lukaku còn Man City chi 100 triệu bảng cho Jack Grealish. Vì sao họ không sợ vi phạm Luật Công bằng tài chính (FFP)?
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2021/2022
Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2021/2022
Lịch thi đấu Chelsea tại Ngoại hạng Anh 2021/22
Thế giới bóng đá quay cuồng với tác động tài chính của một mùa giải diễn ra gần như hoàn toàn sau những cánh cửa đóng kín đánh vào lợi nhuận của mọi câu lạc bộ. Trong những trường hợp này, mọi người nghi ngờ làm thế nào Man City vẫn có thể bỏ ra 100 triệu bảng cho Grealish và sắp tới có thể còn hơn nữa cho Harry Kane, còn Chelsea chi tới 97,5 triệu bảng cho Lukaku?
Chính bản thân HLV Pep Guardiola cũng từng nói hồi tháng 4 rằng việc chiêu mộ những hợp đồng bom tấn trong thời buổi đại dịch Covid-19 là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính bóng đá Kieran Maguire của Đại học Liverpool, Man City có thể thoải mái phá kỷ lục chuyển nhượng của Anh tới 2 lần trong một mùa Hè.
“Họ có thể dễ dàng mua các bom tấn”, Maguire cho biết. “Trước hết, từ khía cạnh tiền mặt, các chủ sở hữu đã bỏ đủ tiền vào phần vốn chủ sở hữu của câu lạc bộ để tài trợ cho bất kỳ thương vụ nào mà họ đặc biệt muốn. Những thương vụ ngày này có xu hướng trả góp nhiều hơn. Chúng tôi không biết số tiền chi ra ban đầu là bao nhiêu, có thể là 50%”.
“Với tác động về phía FFP, hợp đồng của Grealish với Man City có thời hạn 6 năm. Vì vậy theo các quy tắc kế toán, bạn sẽ dàn trải chi phí trong 6 năm. Tính ra, Man xanh chỉ mất khoảng 16 triệu bảng mỗi năm. Việc ảnh hưởng đến tài chính của một CLB như Man City (doanh thu khoảng 500 triệu bảng), thực sự không phải là gánh nặng quá lớn”.
Mùa giải năm ngoái, Man City thu về khá nhiều doanh thu từ chức vô địch Premier League và vào đến chung kết Champions League. Ngoài ra, họ cũng đã cắt giảm đáng kể chi phí từ sự ra đi của tiền đạo Sergio Aguero, người có mức lương rất cao.
Trong một môn thể thao có xu hướng ngắn hạn như bóng đá, mọi việc chỉ tập trung vào chi tiêu chuyển nhượng tổng thể và tiền lương. Nhưng các chuyên gia tài chính như Maguire đều biết quá rõ, điều này làm sai lệch bức tranh. Để đánh giá chính xác một doanh nghiệp, bạn cần phải xem xét hiệu quả hoạt động lãi lỗ dài hạn và quan trọng nhất là tình hình tiền mặt.
Mô hình sở hữu của Man City, giống như của Chelsea, sử dụng túi tiền không đáy của chủ sở hữu và sự hào phóng liên tục để giữ cho tiền chảy qua hoạt động kinh doanh. Các khoản lỗ, như 126 triệu bảng mà câu lạc bộ ghi nhận trong giai đoạn 2019/20, do đó có thể được hấp thụ nếu không vay tiền ngân hàng để trang trải các khoản chi.
Bạn chỉ cần nhìn vào tình hình tài chính khó khăn của Barcelona và Real Madrid để có câu trả lời.
Cả hai câu lạc bộ đang phải cắt giảm chi phí đáng kể sau khi thu nhập giảm đáng kể. Ngược lại, mô hình tài trợ của chủ sở hữu mà Man City và Chelsea hưởng lợi đã khiến cả hai trở nên mạnh mẽ hơn trong thập kỷ qua.
“Tôi nghĩ không có gì ngạc nhiên khi hai câu lạc bộ đó tranh vé vào Chung kết Champions League 2020/21”, Maguire tiếp tục. “Tôi đã xem lại tất cả các kỷ lục của Premier League và đó là hai câu lạc bộ có mức thiệt hại tài chính cao nhất kể từ khi giải Ngoại hạng Anh ra đời, với tổng giá trị khoảng 1,95 tỷ bảng”.
Khi các câu lạc bộ trên toàn thế giới vật lộn với những tổn thất liên quan đến đại dịch Covid-19, lợi thế của Man City và Chelsea thậm chí còn lớn hơn.
Ngoài việc có sự hậu thuẫn của các ông chủ lắm tiền, cả Man City và Chelsea đều biết cách cân bằng tài chính khôn ngian bằng cách bán đi những cầu thủ không còn cần thiết với đội bóng.
Man City đã thu về khoảng 35 triệu bảng khi bán Jack Harrison (11,52 triệu bảng cho Leeds), Angelino (16,2 triệu bảng cho RB Leipzig) và Luka Nmecha (7,2 triệu bảng cho Wolfsburg) chỉ trong mùa Hè này. Con số này có thể bù vào khoảng 16 triệu bảng cho Grealish trong mùa 2021/22.
Trước đó, họ cũng thu về 40,5 triệu bảng từ tiền bán Leroy Sane cho Bayern Munich, 13,5 triệu bảng từ Nicolas Otamendi sang Benfica và đủ sức cho số tiền chia ra mỗi năm của Harry Kane.
Trong khi đó, Chelsea dù bỏ ra 97,5 triệu bảng để mua Lukaku nhưng trước đó, họ đã thu về tới 98 triệu bảng từ tiền bán các cầu thủ gồm FikayoTomori (25 triệu bảng), Marc Guehi (20 triệu bảng, Olivier Giroud (1 triệu bảng), Victor Moses (4 triệu bảng), Valentino Livramento (5 triệu bảng), Dynel Simeu (1,5 triệu bảng), Lewis Bate (1,5 triệu bảng), Ike Ugbo (5 triệu bảng) và sắp tới là Tammy Abraham (35 triệu bảng).
Có thể nói, sự hậu thuận của các ông chủ giàu có cùng với chiến lược kinh doanh khôn ngoan đã giúp Man City và Chelsea có thể thoải mái mang về các bom tấn mà không sợ vi phạm FFP.