(Cầu thủ) – Theo thông tin từ lãnh đạo VFF, V.League 2021 sẽ không bị hủy bỏ mà sẽ dời thi đấu sang năm 2022.
Chiều ngày 16/07, VPF đã gửi công văn đến các CLB về kế hoạch tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiêp Việt Nam. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp và để đảm bảo cho kế hoạch tập trung của ĐTQG, V.League 2021 sẽ bắt đầu trở lại vào ngày 12/02/2022. Giai đoạn 2 của giải sẽ diễn ra vào ngày 16/02. Giải sẽ kết thúc trong tháng 03/2020. Các trận đấu của giải hạng nhất sẽ tiếp diễn từ ngày 20/11/2021 và kết thúc vào ngày 14/01/2022. Cúp quốc gia cũng sẽ được tổ chức từ ngày 17/01 đến 18/03.
Hiện tại, phương án này đang gặp nhiều phản đối từ các CL:B. Bởi lẽ, nếu giải đấu tạm hoãn đến tháng 2/2022, các đội bóng sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính cũng như một số cầu thủ sẽ kết thúc hợp đồng trước khi mùa giải được tiếp diễn. Đơn cử như trường hợp của Trọng Hoàng và Quế Ngọc Hải ở Viettel, bên cạnh đó, chi phí trả lương cho các ngoại binh vô cùng lớn khiến cho cấc CLB gắt gao phản đối phương án này của VFF. Chưa dừng lại ở đó, nếu V.League dời đến năm 2022 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển quốc gia khi chúng ta sẽ tham dự AFF Suzuki Cup vào tháng 4/2021 và cả SEA Games 31.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến vô cùng phức tạp, và việc đội tuyển Việt Nam lọt vào vòng loại cuối cùng World Cup 2022 đồng nghĩa với việc thầy trò huấn luyện viên Park Hang Seo phải đá thêm 10 trận từ tháng 9.2021 đến tháng 3.2022. Vô tình cũng làm quỹ thời gian dành cho giải đấu quốc nội eo hẹp đáng kể. Cụ thể, V.League chỉ có thể diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 1-23/8, 8/9 – 1/10; 13/10 – 23/10. Chính vì vậy, phương án dời sang năm 2022 được xem là tối ưu ở thời điểm hiện tại.
Một tính toán khác có thể được ban tổ chức nghĩ đến là hủy giải. Thế nhưng, nếu V.League không thể về đích, số phận các CLB sẽ thế nào? HAGL liệu có thể giành chức vô địch sau 17 năm chờ đợi? TP.HCM sẽ chịu tổn thất thế nào khi đã chi mức lương khổng lồ cho Lee Nguyễn cùng các cầu thủ ngoại ở mùa giải năm nay? Về mặt kinh tế, VPF và VFF chắc chắn sẽ phải đền bù số tiền “khổng lồ” cho các nhà tài trợ và bản thân các đội bóng cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi không thể đảm bảo trọn vẹn như kế hoạch ban đầu đưa ra.
Về phần các cầu thủ, điều khoản tài chính trong hợp đồng với câu lạc bộ chủ quản chắc chắn sẽ phải thay đổi, đương nhiên là theo hướng không mấy tích cực. Với những cầu thủ nổi tiếng, có nhiều nguồn thu nhập thì không sao, nhưng với các đồng nghiệp kém danh tiếng hơn, chuyện ảnh hưởng đến đời sống thường nhật là điều khó tránh khỏi.
Mọi tính toán giờ đây phải vô cùng cẩn trọng để đảm bảo cân bằng lợi ích cho ĐTQG Việt Nam và V.League. Tất cả người hâm mộ, các cầu thủ, lãnh đạo đội bóng và nhà tổ chức giải đấu đều đang chờ đợi những tín hiệu tích cực từ ban tổ chức.