Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum chính thức trở thành Nhà tài trợ chính của giải VĐQQ liên tục từ mùa giải 2022 đến hết mùa giải 2024. V.League 1 đã có tên gọi là Night Wolf V.League 1. Như Chủ tịch HĐQT VPF Trần Anh Tú chia sẻ trong ngày ra mắt, VPF đã gặp áp lực vô cùng lớn trong việc tìm tiền tài trợ để chạy giải và cú bắt tay “nhanh gọn” khiến đôi bên đều cảm thấy hài lòng.
Bản hợp đồng lớn với Sâm Ngọc Linh Kon Tum không chỉ giải bài toán “đầu tiên” cho V.League, mà nó còn mang đến một màu sắc mới khi mức tiền thưởng cao gần gấp đôi năm 2022. Cụ thể nhà vô địch Công an Hà Nội đã nhận được số tiền thưởng lên đến 5 tỷ đồng; đội á quân Hà Nội FC nhận 2,5 tỷ đồng và 1,25 tỷ đồng dành cho đội về hạng Ba Viettel FC. Đương nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở đó, với gói tài trợ giá trị này, BTC bắt đầu nghĩ đến việc nâng tầm giải đấu, bằng cách hỗ trợ cho BTC địa phương, cho CLB… Có thể thấy điều quan những hình ảnh chất lượng cao từ hệ thống cơ sở vật chất, đến công tác tổ chức.
Cũng phải nhắc lại sự chính xác cũng như uy tín của VPF, đơn vị điều hành, tổ chức giải đấu trong việc xử lý những xung đột liên quan đến ngành hàng nước tăng lực của Sâm Ngọc Linh Kon Tum với ngành hàng nước tăng lực tài trợ cho HAGL. Sự quyết liệt nhưng đúng luật đã giúp cho cả 3 bên đều hài lòng. Qua vụ việc này, VPF cũng đã thể hiện được chữ Tín của mình, không chỉ đối tác hiện tại mà còn với các đối tác chiến lược trong tương lai.
Kế đến, cú bắt tay giữ VPF và Công ty TNHH Truyền hình FPT (FPT Play) cũng gây tiếng vang lớn. Điều đặc biệt, bản quyền truyền hình được ký với FPT chỉ trong 4 năm. Mỗi năm, VPF thu về 60 tỷ đồng, đây là số tiền cao hơn 20 lần so với hợp đồng cũ. Sự hợp tác giữa VPF và FPT Play kỳ vọng sẽ huy động được nguồn lực tổng hợp, tạo ra bước đột phá trong mục tiêu nâng cấp các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Nên nhớ, nhiều năm về trước, vấn đề bản quyền truyền hình ở V.League đã trở thành những tranh luận không hồi kết.
Cú bắt tay với FPT cũng là bước đi có tính độ phá và nó khẳng định giá trị của các giải đấu chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam. Tất nhiên, nếu đặt bên cạnh bản quyền các giải VĐQG như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… thì chúng ta vẫn còn khiêm tốn. Thế nhưng như đã đề cập, việc bán được bản quyền truyền hình với giá cao hơn 20 lần là bước đi đầy hứa hẹn. Ở đây, câu chuyện không chỉ mang đến lợi nhuận cho nhà tổ chức mà các bên tham gia đều được hưởng lợi.
Cụ thể, VPF sẽ có thêm chi phí đầu tư cho công tác tổ chức, cơ sở hạ tầng… Ở đây, chúng ta cần phải nhấn mạnh về việc đưa VAR vào sử dụng ở V.League rất tốn kém. Những nguồn thu từ nhà tài tài trợ hay bán bản quyền truyền hình phần nào sẽ hỗ trợ cho công nghệ VAR. Bản thân VPF cũng đã có thể chia sẻ về doanh thu cho các đội bóng, hỗ trợ nâng cao hình ảnh, cải thiện chất lượng công tác tổ chức, cơ sở hạ tầng, phát triển thương hiệu…
Tóm lại, những bản hợp đồng giữa VPF với Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH Truyền hình FPT (FPT Play) đã mang đến những dấu mốc cho giải đấu và nó cũng tạo ra những đòn bẩy đển thúc đẩy V.League tiến lên một tầm cao mới.