Real Madrid đã thu về gần 200 triệu euro trong 3 kỳ chuyển nhượng diễn ra trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, dù chỉ phải bán đi các tài năng dư thừa và một vài cựu binh luống tuổi. Những thương vụ khá hời này sẽ giúp Real cân đối ngân sách và sẵn sàng kích nổ một “quả bom tấn” với Mbappe hoặc Haaland
Lịch thi đấu La Liga 2021/2022
Bảng xếp hạng La Liga 2021/2022
Lịch trực tiếp La Liga mới nhất
Real lên kế hoạch rõ ràng trong việc đối phó với đại dịch Covid-19. Kể từ khi nạn dịch bùng phát vào tháng 2/2020, họ đã tập trung bán cầu thủ để bù đắp lại những tổn thất nặng nề bởi tai họa này, đồng thời gần như không mua sắm gì.
Từ chỗ chi tới hơn 300 triệu euro nâng cấp đội hình vào mùa Hè 2019, Real đã không tiêu tốn đồng nào trong suốt 3 kỳ chuyển nhượng qua. Quan trọng hơn, Real đã kiếm bộn từ việc thanh lý những ngôi sao không cần thiết.
Mới nhất, họ đã hoàn tất việc bán thêm một ngôi sao dư thừa là Martin Odegaard cho Arsenal với giá từ 35 triệu euro. Thương vụ này sẽ giúp Real bỏ túi tổng cộng gần 200 triệu euro từ việc bán cầu thủ trong thời gian đại dịch Covid-19 vừa qua.
Đó là lý do tại sao, Real vẫn khá bình chân trong khi rất nhiều CLB lớn và có phong cách mua sắm như họ đang khốn khổ, đặc biệt với trường hợp của Barca. Nếu thắt chặt chi tiêu, đội bóng xứ Catalunya đã không rơi vào cảnh đánh mất tài sản quý giá nhất là Lionel Messi, bởi chi tiêu quá nhiều dẫn đến ngân sách thâm hụt và quỹ lương vượt qua giới hạn…
Nếu Real cũng vung tiền mua sắm theo phong cách như trước, họ có thể rơi vào tình trạng khốn khổ như Barca với Messi vừa rồi, tức có thể phải đánh mất những thứ tài sản quý giá, cũng như không thể chiêu mộ những ngôi sao mong muốn.
Cụ thể, trong trường hợp không cân bằng được ngân sách, Real sẽ bị giảm trần quỹ lương, qua đó không thể ký hợp đồng với tân binh như David Alaba theo dạng tự do. Ngoài ra, một khi khủng hoảng kinh tế và quỹ lương vượt trần, Real cũng phải đau đớn từ bỏ những mục tiêu lớn mà họ đã theo đuổi từ lâu như Kylian Mbappe hay Erling Haaland.
Trở lại với chiến dịch thanh lý ngôi sao của Real trong đại dịch Covid-19, đội bóng này đã nhanh tay bán được một loạt cầu thủ với giá rất cao. Ngay thị trường chuyển nhượng Hè 2020, họ đẩy được Achraf Hakimi sang Inter với giá 45 triệu euro, Sergio Reguilon đến Tottenham với giá 30 triệu euro và thu về 13,5 triệu euro từ việc nhượng lại cầu thủ trẻ Oscar cho Sevilla.
Cùng với việc cho mượn Takefusa Kubo, Brahim Diaz, Luka Jovic, James Rodriguez, Martin Odegaard hay Borja Mayoral, Real vừa giảm được khá nhiều tiền lương, vừa thu về tổng cộng hơn 100 triệu euro từ tiền bán và cho mượn cầu thủ ở mùa trước.
Đến đầu mùa này, Real tiếp tục chính sách bán bớt ngôi sao dư thừa để cân bằng ngân sách, cũng như dồn tiền cho các thương vụ “bom tấn”. Cụ thể, Real sẵn sàng chia tay tượng đài Sergio Ramos để giảm quỹ lương, thu thêm gần 4 triệu euro khi tiếp tục đem cho mượn hai tài năng trẻ Brahim Diaz (Milan) và Takefusa Kubo (Mallorca).
Đặc biệt, họ đã bỏ túi 40 triệu euro từ vụ bán Raphael Varane cho Man United. Và như đã nói, két sắt tại Bernabeu chuẩn bị nhận thêm 35 triệu euro từ vụ bán cầu thủ vốn rất ít đá ở đội một là Martin Odegaard. Có nghĩa, Real vừa kiếm được tiền, vừa không bị suy giảm sức mạnh đội hình.
Rõ ràng, một lần nữa người ta lại phải học Real Madrid của Chủ tịch Florentino Perez về cách làm bóng đá.
Ngân sách “siêu đẹp” của Real
Real đã cân đối ngân sách chuyển nhượng gần như hoàn hảo trong 5 mùa gần đây. Đù chi hơn 330 triệu euro chỉ riêng ở mùa 2019/20, song họ cũng chỉ tiêu tốn tổng cộng 558 triệu euro trên TTCN ở 5 mùa gần đây. Trong khi đó, Real đã thu về tới 549 triệu euro từ việc bán cầu thủ trong khoảng thời gian này, tức thâm hụt gần như không đáng kể.
76 – Ngân sách và quỹ lương của Real được đánh giá sẽ còn tốt hơn do việc giảm tới 76 triệu euro tiền lương của một loạt cựu binh hết hợp đồng như Modric, Isco, Bale và Marcelo.