Real và Barca đã bắt đầu xích lại gần nhau hơn khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Cả hai đã bị thủng két do mất doanh thu ở các trận đấu không có khán giả và các dịch vụ du lịch ăn theo.
Khi Real Madrid quyết định đã đến lúc nhấn nút “khởi động” cho khát vọng nắm quyền điều hành Champions League từ lâu và cắt đứt vai trò trung gian của UEFA. Barcelona sẵn sàng đồng lõa với khát vọng đó cùng với Juventus. Họ chính là 3 CLB vẫn chưa rời khỏi con tàu Super League cho dù cuộc đảo chính sớm thất bại.
Real và Barca cũng đứng cùng chiến tuyến khi BTC La Liga ấp ủ một kế hoạch tài chính với quỹ đầu tư CVC, trong đó tất cả các CLB ở 2 giải đấu hàng đầu của Tây Ban Nha sẽ nhận được một khoản tiền để đổi lấy việc từ bỏ phần trăm thu nhập từ quyền truyền hình trong tương lai. Cả hai đều từ chối kế hoạch này.
Nhưng giờ, liên minh đó đã tan rã bởi khái niệm “Đội bóng của chế độ” đầy tàn ác và độc hại của Joan Laporta. Tại sao chủ tịch của Barcelona lại tấn công Real Madrid của người đồng cấp Florentino Perez hùng mạnh như thế? Căn cớ bắt đầu từ vụ scandal “Negreira” tố cáo việc Barca mua chuộc trọng tài nổi tiếng.
Thoạt đầu Real Madrid đã chọn cách im lặng khi nhiều CLB ở La Liga muốn họ đưa ra tuyên bố chung về scandal này của Barca. Nhưng cuối cùng, họ đã quyết định ra tay bằng cách đệ đơn kiện Barca ra toà án dân sự. Điều này đã khiến người Catalan nổi giận.
Hôm thứ Hai vừa qua, Laporta cũng đả kích Real Madrid trong buổi họp báo của mình. “Có một CLB đã đệ đơn kiện dân sự, Real Madrid. Đó là một CLB có lịch sử được ưu ái bởi các quyết định của trọng tài. Một CLB được coi là đội bóng của chế độ”.
Cuối ngày hôm đó, Real đáp lại bằng một video dài 4 phút 37 giây có tựa đề “Ai là đội bóng của chế độ?”. Clip nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa Barcelona và chế độ độc tài của Franco. Nó kết thúc bằng một thông điệp cũ từ huyền thoại Santiago-Bernabéu: “Khi tôi nghe tin Real Madrid là đội bóng của chế độ, tôi muốn đá* vào mồm thằng cha nào nói điều đó”.
Chế độ được nhắc đến tất nhiên là chế độ độc tài của Francisco Franco từ năm 1936 đến năm 1975. Real tố cáo rằng, không phải họ mà chính Barca mới có mối thâm tình với Franco qua bằng chứng việc sân Nou Camp đã được khánh thành bởi Bộ trưởng Jose Solis thời Franco với một thánh lễ được tổ chức trên sân với giai điệu của quốc thiều Tây Ban Nha.
Tiếp theo, Real tiết lộ vụ Barcelona trao huy chương cho Franco và biến nhà độc tài trở thành thành viên danh dự vào năm 1965. Theo Real, Barca đã 3 lần được chế độ Franco cứu khỏi việc phá sản, và giành 8 chức vô địch La Liga cùng 9 Cúp Tướng Quân (ám chỉ Franco). Trong khi đó, Real phải mất 15 năm để vô địch La Liga.
Và chủ tịch Perez quyết tâm gây chiến bằng cách huỷ hiệp ước không đánh cắp tài năng và không chiêu mộ cầu thủ của nhau giữa Real và Barca. Real vốn không có ý định chiêu mộ những cầu thủ như Gavi, Ronald Araujo hay Ilaix Moriba, từ giờ sẽ không còn sự tôn trọng nào nữa với hiệp ước đã ký kết với Barca.
Tờ Marca cũng viết rằng mọi thứ sẽ không giống như trước. “Sau ngày hôm qua, Real Madrid và Barça đã cắt đứt quan hệ. Điều gì sẽ xảy ra nếu Florentino Perez đốc tiền ra ký hợp đồng với Gavi? Để đáp trả, Barca sẽ mời Ceballos hay Asensio đầu quân sau khi hết hợp đồng hay đưa ra một đề nghị bom tấn với Modric? Đó là một màn ăn miếng trả miếng, nhưng cuộc chiến mới chỉ bắt đầu”.
Chế độ là chế độ nào?
Chế độ được nhắc đến tất nhiên là chế độ độc tài của Francisco Franco từ năm 1936 đến năm 1975. Real tố cáo rằng, không phải họ mà chính Barca mới có mối thâm tình với Franco qua bằng chứng việc sân Nou Camp đã được khánh thành bởi Bộ trưởng Jose Solis thời Franco, được tổ chức trên sân với giai điệu của quốc thiều Tây Ban Nha.
Tiếp theo, Real tiết lộ vụ Barcelona trao huy chương cho Franco và biến nhà độc tài trở thành thành viên danh dự vào năm 1965. Theo Real, Barca đã 3 lần được chế độ Franco cứu khỏi việc phá sản, và giành 8 chức vô địch La Liga cùng 9 Cúp Tướng Quân (ám chỉ Franco). Trong khi đó, Real phải mất 15 năm để vô địch La Liga.