Hình ảnh bế tắc này khác với những trận cầu mang tính hủy diệt ở vòng loại thứ hai. Theo đó, Nhật Bản đã ghi đến 48 bàn thắng chỉ trong 8 trận, hơn đội ghi nhiều bàn thắng thứ nhì là Iran (vòng loại thứ hai) đến 14 bàn. Trong đó, đoàn quân của ông Hajime Moriyasu có những chiến thắng không tưởng 10-0 trước Myanmar hay 14-0 trước Mông Cổ. Chính những cơn mưa gôn ấy đã giúp cho Osako và Minamino có tổng cộng đến 17 bàn thắng ở vòng loại thứ hai.
Tất nhiên, không khó để lý giải về hai hình ảnh tương phản về khả năng săn bàn của ĐT Nhật Bản. Các đối thủ ở vòng loại thứ ba ở một đẳng cấp cao hơn hẳn so với các “bại tướng” ở vòng loại thứ hai của đội bóng xứ Mặt trời mọc.
Trước những Myanmar, Mông Cổ… Nhật Bản có thể thoải mái triển khai lối đá, bóng dài – ngắn, bóng bổng… theo sở thích. Nhưng trước những đối thủ như Oman, Trung Quốc, Saudi Arabia hay Australia… đoàn quân cua ông Moriyasu đã không thể buộc đối thủ “diễn” theo cách của mình. Điểm dễ nhận thấy nhất là trước các đối thủ này, Nhật Bản gần như không thể đánh bài không chiến.
Nói cách khác, các miếng đánh trên không của Sumurai xanh dễ dàng bị hóa giải bởi cầu thủ của Oman, Australia, Saudi Arabia… có chiều cao khá tốt. So về chiều cao trung bình, các cầu thủ trên hàng công của Nhật Bản “khiêm tốn” hơn so với đối thủ.
Chiều cao yếu thế hơn, khả năng bật nhảy cũng không hơn nên Nhật Bản đã không thể xuyên thủng được bức tường thành cao ngất ngưởng của đối phương. Không chiến bế tắc, Nhật Bản chỉ còn biết sử dụng bài bóng tầm thấp và đã gặp rất nhiều khó khăn trước lối chơi áp sát, không ngại va chạm của đối phương.
Ngoài ra, tuyển Nhật Bản không có lực lượng mạnh nhất trong suốt 4 trận đấu vừa qua. HLV Moriyasu liên tục bị thiệt quân do chấn thương hoặc thẻ phạt. Minamino có lúc được đăng ký thi đấu nhưng không thể ra sân do chấn thương.
Ito cũng gặp vấn đề tương tự bên cạnh án treo giò vì thẻ phạt. Khi mất đi những chân chuyền tốt nhất cũng là những cây săn bàn nguy hiểm, Osako trở nên lạc lõng nên không khó để lý giải cho 1 bàn thắng duy nhất đến thời điểm này so với 9 pha lập công trước đó.
Nhưng không phải vì thế mà ĐT Việt Nam chủ quan. Nhìn vào danh sách cũng như tình hình thi đấu của các cầu thủ ở CLB, Nhật Bản hứa hẹn sẽ tung ra đội hình mạnh nhất trong chuyến làm khách trên sân Mỹ Đình. ĐT Việt Nam chắc chắn không thể sánh bằng những đội bóng như Oman, Australia, Saudi Arabia để có thể tự tin “bắt bài” Nhật Bản như những đội bóng này đã thể hiện.
Khi đối thủ có đầy đủ tinh binh, đoàn quân của ông Park Hang Seo chắc chắn phải càng tập trung. Bởi ngoài sức mạnh nội tại của Nhật Bản, ĐT Việt Nam cũng không phải quá xuất sắc trong chống bóng bổng nếu không muốn nói đây là điểm yếu của các học trò ông Park Hang Seo.
Chỉ ghi được 2 bàn thắng trong 4 trận đấu vừa qua nhưng các chân sút của Nhật Bản hoàn toàn có thể lấy lại “cảm hứng ghi bàn” như ở vòng loại thứ hai nếu như ĐT Việt Nam mất cảnh giác.
– App FPT Play: https://fptplay.vn/ung-dung/download
– YouTube: https://youtube.com/playlist?list=PL19gf5ZottsromUH6DXSiWV9v9xuCLDEn
– Website: https://fptplay.vn
– Fanpage: https://www.facebook.com/truyenhinhfptplayofficial