Đây là mùa giải Man City thi đấu với những cầu thủ chạy cánh tốc độ (Raheem Sterling và Leroy Sane), pressing quyết liệt, ghi nhiều bàn thắng và hậu vệ cánh đảo ngược. Quyết định kéo David Silva – một cầu thủ nhỏ con đã dành phần lớn sự nghiệp dạt cánh – vào trung lộ đá cặp tiền vệ với Kevin De Bruyne đã cho thấy một bước đột phá. Ở giữa họ là một Fernandinho tinh quái, một bậc thầy về phạm lỗi chiến thuật. Cho đến nay, tập thể Man City vẫn là đội duy nhất trong lịch sử giải đấu hàng đầu nước Anh thu về 100 điểm số tromg một mùa giải. Sự pha trộn hoàn hảo giữa tốc độ, sức mạnh, chính xác và mượt mà chính là những gì mà Man City 2017/18 đã trình diễn.
Chấm điểm: 9,5/10
Những sự thay đổi đã diễn ra mùa này, một số là bắt buộc còn số khác là chọn lựa của Guardiola. Ví dụ, Sane mất vị trí sau tháng 1, với Sterling chuyển qua cánh trái còn Bernardo Silva dạt cánh phải, được quyền di chuyển tự do hơn. Trong khi đó, Sergio Aguero cũng biến đổi với sự đa năng, tham gia vào xây dựng lối chơi nhiều hơn, tạo tiền đề cho vai trò mà Guardiola có lẽ đã dự tính cho Harry Kane ở Hè 2021, trước khi thương vụ này đổ bể. Man City vẫn năng động, tốc độ, liên tục gây sức ép bằng những chuyển động không ngừng và khả năng kiểm soát cao hơn. Man xanh biến thành cỗ máy chiến thắng khi họ đã bứt phá ngoạn mục để vượt mặt Liverpool vô địch Premier League ở vòng cuối với 1 điểm nhiều hơn. Sự thay đổi lớn khác của Man City chỉ thực sự diễn ra ở mùa 2020/21.
Chấm điểm: 9/10
Mùa giải này đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên “số 9 ảo” của Man City, bất chấp nó đến khá muộn. Thật vậy, phải đến sau trận hòa 1-1 trước West Brom vào giữa tháng 12, Man City mới lộ rõ các vấn đề và việc tái định hình đội bóng của Guardiola trở nên rõ ràng. Man xanh thậm chí còn tập trung kiểm soát bóng hơn, ít tấn công trực diện hơn và những cầu thủ chạy cánh ngày càng được Pep biến thành công cụ kiểm soát trận đấu hơn là hủy diệt đối thủ. Guardiola dường như đã tiến hóa vai trò hậu vệ cánh một lần nữa, với việc sử dụng Joao Cancelo đóng vai trò kiến thiết từ hành lang trái. “Số 9 ảo” từ kế hoạch B trở thành kế hoạch A, và những ngôi sao như De Bruyne, Phil Foden hay Riyad Mahrez đều đã thể hiện xuất sắc trong vai trò này. Đây cũng là lần đầu tiên Man City vào đến chung kết Champions League dưới thời Pep, song đáng tiếc không thể đăng quang.
Chấm điểm: 8/10
Việc vồ hụt Kane có thể khiến công việc của hầu hết các HLV trở nên khó khăn, nhưng Pep chỉ đơn giản phản ứng bằng cách biến một đội bóng không có tiền đạo thậm chí còn tốt hơn. Man City tăng cường kiểm soát bóng, kiên nhẫn với cách tiếp cận này. Tầm ảnh hưởng của Cancelo tiếp tục tăng cao, khi anh là một tiền vệ trung tâm đóng vai trò hậu vệ trái. Man City bắt đầu thực hiện nhiều cú sút hơn và để lọt lưới ít hơn, đồng thời trở thành CLB đáng gờm nhất ở Premier League trong những tình huống cố định, cả ở khâu phòng ngự lẫn tấn công. Gần 1/4 số bàn thắng của họ đến từ các tình huống cố định. Đây là mùa giải Man City cho thấy mình là bậc thầy về sử dụng kỹ thuật “pausa”- sẵn sàng thực hiện thêm đường chuyền, chờ đợi thời điểm thích hợp để tấn công.
Chấm điểm: 8,5/10
Giống mùa 2020/21, sự thay đổi của Man City cần có thời gian để hình thành, trước khi bùng nổ với những kết quả thậm chí còn ngoạn mục hơn. Với Erling Haaland và De Bruyne ở trên cao, Man xanh là đội phản công nhiều nhất trong số các đội của Pep trong 7 năm qua. Không có “số 9 ảo” để có thêm người ở hàng tiền vệ, Guardiola đã sáng tạo. Ông yêu cầu trung vệ John Stones dâng cao, đá cặp tiền vệ với Rodri ở giữa sân nhằm đảm bảo Man City luôn đủ quân số ở đó. Đổi lại, các hậu vệ cánh đảo ngược nhường chỗ cho các trung vệ hoạt động rộng, thích truy cản và tắc bóng. Đối với các cầu thủ chạy cánh – Grealish và Silva – bóng như dính vào chân họ. Cả hai đều là những công cụ kiểm soát hoàn hảo, và “cú ăn ba” vĩ đại mùa 2022/23 đã cho thấy sức mạnh toàn diện của Man xanh.
Chấm điểm: 10/10