Pháo thủ đang đứng cuối bảng xếp hạng với thành tích 3 trận toàn thua, không ghi được bàn thắng nào và thủng lưới đến 9 lần. Đó là hệ quả của một chuỗi sai lầm từ thượng tầng lãnh đạo CLB cho đến những cầu thủ trực tiếp thi đấu trên sân. Arsenal biết họ đang sai ở đâu, nhưng vẫn cố làm và phải gánh chịu hậu quả như lẽ tất yếu.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2021/2022
Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2021/2022
Lịch trực tiếp Ngoại hạng Anh mới nhất
Sai lầm với Xhaka
Ước tính của BTC trận đấu cho biết 1/3 khán giả trên sân Etihad đã bỏ về ngay trước khi hiệp 1 trận đấu với Man City kết thúc. Họ nản chí không phải vì bàn thắng thứ 3 của Gabriel Jesus, mà bởi tấm thẻ đỏ trực tiếp trọng tài dành cho Granit Xhaka. Đội trưởng Arsenal thực hiện một pha vào bóng thô thiển với Joao Cancelo, qua đó tự chấm dứt hy vọng lật ngược thế cờ của đội nhà.
Kể từ ngày Xhaka khoác áo Arsenal, ấn tượng lớn nhất của CĐV xứ sở sương mù về anh là những tình huống phạm lỗi ngớ ngẩn. Không ai nhận thẻ đỏ nhiều hơn Xhaka trong 5 năm qua với 4 lần bị truất quyền thi đấu. Tháng sau Xhaka sẽ bước sang tuổi 29, nhưng dường như anh vẫn chơi bóng với tư duy bồng bột của một cầu thủ trẻ. Xhaka luôn mắc sai lầm ở lúc CLB cần anh hành động đúng đắn nhất.
Trong quá khứ, Wenger đưa Xhaka về chỉ bởi ông thất bại trong thương vụ N’Golo Kante. Cầu thủ này có hai lần bị CLB đưa lên sàn chuyển nhượng vì phong độ không tốt, thậm chí còn gây hấn với CĐV. Nhưng không hiểu sao trong kỳ chuyển nhượng mùa đông 2020 và hè 2021, Arteta vẫn cố giữ chân Xhaka. Arsenal thậm chí còn thưởng anh này một bản hợp đồng mới.
Tấm thẻ đỏ Xhaka phải nhận như cái tát vỗ mastwjt vào niềm tin của Arteta và ban lãnh đạo Arsenal. Họ muốn chứng minh sự đúng đắn với lòng kiên định gửi gắm vào một cầu thủ từng mang trên mình tấm băng đội trưởng CLB, nhưng cuối cùng người này lại mang danh tội đồ. Đau đớn hơn cho Arsenal là trận thua 0-5 trước Man City diễn ra tròn 10 năm kể từ ngày họ bị M.U vùi dập với tỷ số 8-2.
Sau thất bại muối mặt hồi năm 2011, Arsenal đã vung tiền chi hơn 50 triệu bảng Anh để mua về 5 cầu thủ. Một trong số những người đầu quân cho Pháo thủ trong chuyến “mua vét” năm ấy chính là… Mikel Arteta. Nhưng dù có muốn làm một điều tương tự Wenger năm xưa, Arteta cũng không thể thực hiện lúc này. Arsenal đang là đội bóng chi tiền nhiều nhất hè 2021 khi bỏ ra 130 triệu bảng, nhưng họ đang có kết quả tệ nhất.
Nỗi khổ tâm của Lacazette
Sau quãng thời gian đầu khó khăn trong màu áo Arsenal, Alexandre Lacazette dần lấy lại bản năng sát thủ của một tiền đạo hàng đầu. Cầu thủ 30 tuổi chính là chân sút tốt nhất của Pháo thủ trong 18 tháng qua với 23 bàn thắng ở mọi đấu trường. Không hiểu vì lý do gì, tiền đạo người Pháp thường xuyên bị Arteta đưa lên ngồi dự bị ở những trận đấu quan trọng.
Thay vì tạo điều kiện vào sân cho Lacazette, một tiền đạo đạt hiệu suất 0,6 bàn/trận, Arteta luôn mù quáng tin vào Aubameyang. Ông biết rõ tuyển thủ Gabon không thể đá cắm với phong độ và thể trạng đi xuông khi bước sang tuổi 32 nhưng vẫn xếp anh đá chính cùng tấm băng đội trưởng. Hậu quả là Aubameyang thi đấu gần như mất hút trong trận gặp Man City và sớm bị thay ra đầu hiệp 2.
Tương tự Xhaka, Aubameyang cũng là cầu thủ từng có tương lai bất định ở Arsenal. Bản thân Aubameyang không ít lần bày tỏ nguyện vọng muốn ra đi và Pháo thủ cũng sẵn sàng đẩy anh rời đội để giảm bớt gánh nặng tài chính. Arteta không thể sử dụng mẫu tiền đạo như Aubameyang nhưng cuối cùng vẫn giữ chân anh ở lại.
Những quyết định sai lầm về mặt nhân sự của Arteta thực chất chỉ là hệ quả từ hệ thống điều hành thất bại ở Arsenal. Nền móng do Arsene Wenger để lại đã nhanh chóng sụp đổ chỉ trong 3 năm sau khi ông ra đi. Lối tư duy “hiện đại” của những con người mới tại CLB không thể giúp Arsenal phát triển, mà trái lại, còn khiến đội bóng ngày càng đi xuống. Hẳn lúc này, những ai từng kêu gọi “Wenger từ chức” đang cảm thấy hối hận.