AFF Cup 2020 có thể xem là giải đấu giúp ĐT Việt Nam tiếp tục duy trì sự thống trị tại Đông Nam Á, từ đó là bước đệm vững chắc để có thể vươn ra châu lục.
AFF Cup 2020 sẽ diễn ra vào cuối năm sau, sau một năm phải tạm hoãn vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã tổ chức xong lễ bốc thăm chia bảng và công bố lịch thi đấu chính thức.
Lá thăm may rủi đưa đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B cùng với các đội Malaysia, Indonesia, Campuchia và Lào. Đây là các đối thủ quen thuộc, đặc biệt là Malaysia và Indonesia – 2 đội nằm chung bảng G vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á với ĐT Việt Nam.
ĐT Việt Nam đang là đương kim vô địch giải đấu. Mục tiêu bảo vệ ngôi vương AFF Cup cũng được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đề ra trong các buổi họp bàn thảo luận về kế hoạch trong năm 2021 của các cấp độ ĐT Việt Nam. Dù vậy, vẫn còn đó những ý kiến bỏ sân chơi khu vực để tập trung hoàn toàn cho mặt trận châu lục.
Trên thực tế, quan điểm này từng được đề cập không ít lần với bóng đá Việt Nam. Từ sau thành công tại Asian Cup 2019, HLV Park Hang Seo từng nói về việc đưa trợ lý dẫn dắt U22 ở SEA Games để ông tập trung cho vòng loại World Cup.
ĐT Việt Nam nằm ở bảng B AFF Cup 2020
Năm 2019, tuyển Việt Nam vừa thắng lợi liên tiếp ở châu lục (Asian Cup và vòng loại World Cup), vừa giành chiếc HCV SEA Games đầu tiên trong lịch sử. VFF tin đó là thời điểm phù hợp để nền bóng đá bắt đầu đặt các mục tiêu châu lục. Đó cũng là lúc nhiều người tin sân chơi Đông Nam Á đã trở nên chật chội với bóng đá Việt Nam.
Dù vậy, sau 2 năm, tình thế đã thay đổi. 2 thất bại liên tiếp của ĐT Việt Nam tại vòng loại thứ 3 World Cup vừa qua và việc bị loại ngay từ vòng bảng U23 châu Á hồi năm ngoái cho thấy, bóng đá Việt Nam vẫn còn một khoảng cách nhất định với những “ông kẹ” hàng đầu khu vực.
Khi chưa thể chinh phục châu lục, bóng đá Việt Nam vẫn cần duy trì vị thế ở khu vực, mà cụ thể là tại AFF Cup và SEA Games. Thầy trò HLV cần duy trì cảm hứng chiến thắng và tiếp tục gặt hái những thành công. Toàn đội không thể đánh mất đi sự tự tin đang có cũng như thứ sức mạnh tinh thần vô hình nhưng cực kỳ giá trị và nhiều lần làm nên kì tích.
Sự sa sút của bóng đá Thái Lan vài năm trở lại đây chính là bài học nhãn tiền cho Việt Nam. Giống như ĐT Việt Nam hiện tại, Thái Lan cũng từng có khoảng thời gian dài thống trị bóng đá khu vực Đông Nam Á. Khi đó, họ cũng lơ là sân chơi khu vực và tập trung đầu tư với mục tiêu vươn ra biển lớn, từ châu Á cho đến thế giới.
Kết quả là, Thái Lan thua toàn diện ở vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á và U23 châu Á 2020, đồng thời mất luôn vị thế số 1 khu vực vào tay ĐT Việt Nam. Sự tự tin của bóng đá xứ chùa Vàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức, họ vẫn chưa thể gượng dậy. Không chỉ có ĐTQG, lứa trẻ của bóng đá Thái Lan cũng ngày một thụt lùi.
Bóng đá Thái Lan đang phải trả giá rất đắt
Điều đó cho thấy, Việt Nam không thể xem nhẹ sân chơi khu vực. Châu Á là đỉnh cao nhưng Đông Nam Á vẫn là nền tảng. Bón đá Việt Nam vẫn cần dành những quan tâm lớn cho AFF Cup, SEA Games để có được bước đệm vững chắc chạm tới châu lục.
Chưa kể, bối cảnh năm 2021 cũng khác biệt lớn so với năm 2019. Năm 2019, hệ thống bóng đá toàn cầu chưa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên các giải đấu vẫn diễn ra với mật độ dày đặc, cả ở cấp CLB cho đến đội tuyển. Nguy cơ quá tải và những rủi ro chấn thương là điều được các đội bóng lo lắng và buộc phải đưa ra những toan tính phù hợp cho từng trận đấu.
HLV Akira Nishino của Thái Lan thậm chí đã đem nhiều cầu thủ dự bị tới SEA Games 2019 để tập trung cho U23 châu Á diễn ra sau đó một tháng. Liên đoàn Bóng đá Thái cũng tuyên bố sẽ cử đội trẻ đi dự AFF Cup. Và hệ quả là điều mà ai cũng thấy được, Thái Lan thất bại ở cả 3 mặt trận kể trên.
Còn ở hiện tại, nhiều giải đấu, trong đó có V.League đều đã bị huỷ bỏ bị dịch bệnh. Nguy cơ quá tải không còn, ngược lại, các cầu thủ cần được thi đấu nhiều hơn để chuyên môn không bị ảnh hưởng.
ĐT Việt Nam cần bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup
Bản thân nền bóng đá cũng cần tuyển Việt Nam. Nếu không dự AFF Cup, ĐT Việt Nam sẽ đá 6 trận vòng loại thứ 3 World Cup từ tháng 9 tới giữa tháng 11. Sau đó tới cuối tháng 1/2022, nền bóng đá có thể tiếp tục “đóng băng”.
Vì vậy, ĐT Việt Nam vẫn cần tham dự và giành chức vô địch AFF Cup 2020 để duy trì vị thế số 1 tại Đông Nam Á, tạo đà cho những thành công tiếp theo tại đấu trường châu lục.
Lịch thi đấu AFF Cup 2020: