Việc có thể phải thi đấu trên sân Jalan Besar vốn sử dụng cỏ nhân tạo gợi lại cho ĐT Việt Nam nhiều kỷ niệm khó khăn khi thi đấu trên loại sân này.
Singapore chính thức được lựa chọn làm nơi đăng cai các trận đấu tại AFF Cup 2020. Toàn bộ các trận đấu sẽ tổ chức trên 3 SVĐ ở thủ đô Singapore gồm: SVĐ quốc gia Singapore (55.000 chỗ ngồi), SVĐ Bishan (6.254) và SVĐ Jalan Besar (6.000), sân này có mặt cỏ nhân tạo.
Cần nói thêm, những đội bóng ở bảng A, trong đó có Thái Lan cũng nhờ vậy mà được hưởng lây lợi thế này. Trong khi đó, các trận ở bảng B sẽ rơi vào cảnh phải thi đấu đan xen giữa sân Bishan và Jalan Besar. Điều đó có nghĩa rằng, các cầu thủ Việt Nam hoàn toàn phải đối mặt với chuyện vừa phải đá sân cỏ tự nhiên, vừa phải đá sân cỏ nhân tạo từ trận này qua trận khác.
>> Xem thêm: Bóng đá Việt Nam
Sân Jalan Besar là sân cỏ nhân tạo
Sân nhân tạo từng đem lại nhiều khó khăn cho ĐT Việt Nam trong quá khứ. Năm 2017, ĐT Việt Nam phải rất vất vả mới thắng được ĐT Campuchia ở vòng loại Asian Cup 2019.
Lúc bấy giờ, dưới sự dẫn dắt của HLV tạm quyền là Mai Đức Chung, ĐT Việt Nam hành quân tới sân vận động quốc gia Campuchia vốn sử dụng mặt cỏ nhân tạo. Văn Quyết mở tỷ số từ phút thứ 4 nhưng chỉ sau 6 phút, Chan Vathanaka đã đưa ĐT Campuchia gỡ hoà. Trận đấu giằng co cho đến phút 81. Quang Hải, một cầu thủ nhỏ con phải thực hiện một quả đánh đầu để giúp ĐT Việt Nam thắng sát nút 2-1.
Sân vận động quốc gia Campuchia tiếp tục chứng kiến U22 Việt Nam thi đấu rất khó khăn ở giải U22 Đông Nam Á 2019. Lứa cầu thủ Thanh Hậu, Thanh Sơn, Danh Trung, Xuân Tú… đã thi đấu trầy trật và chỉ có được huy chương đồng khi phải chơi trên mặt sân này suốt gần 1 tháng.
Đá sân cỏ nhân tạo rất dễ bị chấn thương
Và quả thực, ngay ở SEA Games 2019, đại hội mà đội tuyển U22 Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương vàng thì đã có những lúc, đoàn quân của HLV Park Hang Seo đón nhận tổn thất nhân sự sau những tình huống phạm lỗi trên mặt sân vốn đầy hạt cao su thô ráp.
Cũng ở hành trình SEA Games năm ấy, những vết trầy xước được các cầu thủ Việt Nam đăng tải trên mạng xã hội đã chỉ ra sự khắc nghiệt của sân đấu này. Đấy là chưa kể những chấn thương liên quan đến cổ chân, cơ đùi, dây chằng cũng liên tục xuất hiện. Bởi lẽ, thi đấu trên sân cỏ nhân tạo rất dễ bị chấn thương vì mặt sân quá cứng, lực phản xạ từ mặt sân đến cầu thủ trong những pha va chạm cũng lớn hơn.