Sáng nay (30/3), ĐT U23 Việt Nam đã có mặt trở lại Hà Nội sau khi hoàn thành thi đấu tại giải giao hữu quốc tế U23 Cup tại Doha, Qatar. Đây là giải đấu được đánh giá là bài “test” cuối cùng trong giai đoạn tập huấn tháng 3/2023 của thầy trò HLV Philippe Troussier. Đây là giải đấu được HLV Philippe Troussier đánh giá rất cao về chất lượng, bởi các đối thủ của U23 Việt Nam đều rất mạnh. Điều này sẽ giúp ông và các cộng sự có cái nhìn rõ nét hơn về những ưu, nhược điểm của các cầu thủ, từ đó có sự điều chỉnh trong giai đoạn tập huấn tiếp theo.
Ở giải đấu này, HLV Philippe Troussier cũng đưa ra nhiều quan điểm hơn xoay quanh lối chơi kiểm soát bóng. Ông nói rằng: “”Làm bóng đá không như giống như ốp một quả trứng, đập một phát là chín ngay mà nó cần một quá trình. Tôi muốn xây dựng cho đội một lối chơi kiểm soát bóng. Chúng ta không chạy theo bóng mà phải để đối thủ chạy theo chúng ta. Việt Nam trước giờ gặp Nhật tỉ lệ kiểm soát bóng chỉ là khoảng 30%. Tôi muốn qua thời gian, tỉ lệ đó phải tăng dần, đến một thời điểm nó phải là 50-50 cho cả hai đội”.
Thực tế, không phải đợi đến khi dẫn dắt ĐT Việt Nam hay U23 Việt Nam, ông Troussier mới nói đến câu chuyện kiểm soát bóng. Quan điểm về lối chơi này đến từ Troussier luôn có sự nhất quán, ngay cả khi ông làm việc tại đội U19 Việt Nam cách đây 2 năm. Triết lý kiểm soát bóng vẫn được “phù thùy trắng” áp dụng như một “linh hồn” trong quá trình vận hành bóng đá và phát triển sự nghiệp của ông.
Trong một buổi phòng vấn cách đây chục năm về trước, ông Troussier có nói về câu chuyện kiểm soát bóng thế này: “Khi bạn bạn xem một trận đấu, những gì đang được thực hiện là vòng tuần hoàn của việc kiểm soát đường chuyền. Đôi khi nó không diễn ra tốt đẹp, nhưng nó sẽ nhanh chóng được kiểm soát trở lại. Có thể nói, 90% trận đấu là kiểm soát đường chuyền. Đối với tôi, kiểm soát đường chuyền là việc phép người chơi di chuyển nhanh trong trận đấu có cường độ cao, và nó cũng là một ngôn ngữ phổ biến trong bóng đá. Rê bóng và sút bóng có thể chỉ chiếm khoảng 10% thời gian chơi của bạn, còn lại chính là khả năng vượt qua”.
Ông cũng từng tâm sự rằng: “Những trận đấu ở tầm châu Á, đối đầu đối thủ lớn nhất trong châu lục như Nhật Bản, Hàn Quốc thì có thể phỏng đoán chúng ta chỉ có thể kiểm soát bóng từ 30%-40% trong thời gian thực tế. Phải có đấu pháp thiên về phòng ngự phản công nhiều hơn. Với tôi, mỗi trận đấu có tính chất khác nhau. Đá với Brazil khác đá với Lào và mỗi trận đấu có tính chất hoàn toàn khác nhau. Do đó, cũng cần có sự linh hoạt về chiến thuật theo từng thời điểm”.
Tư duy kiểm soát bóng của ông đã được chứng mình phần nào khi đội tuyển Nhật Bản từ một đội bóng ít tên tuổi trên bản đồ bóng đá thế giới đã có lần đầu vượt qua vòng bảng để đến vòng đấu loại trực tiếp tại VCK World Cup 2002. Dư địa của Troussier, với tư duy chiến thuật trở thành nền móng giúp Nhật Bản vươn lên là một trong những thế lực hùng mạnh ở châu Á và thường xuyên vượt qua vòng bảng World Cup.
Cũng trong buổi phỏng vấn kể trên, HLV Philippe Troussier chia sẻ về quan điểm làm việc trong bóng đá: “Tôi luôn làm việc dựa trên trực giác của mình. Thay vì tiến hành công việc một cách có trật tự, tôi quyết định phải làm gì vào thời điểm đó dựa trên trực giác của mình và theo dõi sự thay đổi của nó. Bạn biết đáy, bóng đá luôn chứa đựng những yếu tố bất ngờ. Bạn sẽ không thể nào biết điều gì sẽ xảy ra trong 1 trận đấu. Đó là lý do tại sao tôi luôn phải có 1 cái đầu lạnh khi làm việc, dù là tập luyện hay thi đấu”.