Daniel Levy có chiêu trò giữ chân ngôi sao bằng những lời hứa suông. Chính nhờ chiến thuật “thỏa thuận quý ông” này, vị chủ tịch nhiều mưu mẹo của Tottenham đã ngăn được Harry Kane ra đi trong hè này.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2021/2022
Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2021/2022
Hồi giữa tháng này, ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Hè và trở lại tập luyện cùng Tottenham, Harry Kane đã giận dữ tố cáo chủ tịch Daniel Levy là “kẻ thất hứa” khi không để anh rời Tottenham như đã thỏa thuận.
Cuối mùa trước, Kane được khẳng định đã nói chuyện với Levy về tương lai của mình và được hứa sẽ để ra đi trong trường hợp Spurs trắng tay nào và đứng ngoài Top 4. Và 2 hai điều này đã xảy ra, như thế, Kane hoàn toàn đủ điều kiện để được rời CLB nếu muốn.
Chính vì vậy, sau khi cùng ĐTQG Anh dự VCK EURO 2020, Kane đã rất háo hức cho một sự thay đổi lớn trong sự nghiệp. Tuy nhiên anh đã bị chửng hửng khi nhận được tuyên bố từ BLĐ Tottenham, trong đó có chủ tịch Levy, rằng mình sẽ không đi đâu cả và tiếp tục phải ở lại CLB.
Trong suốt mùa hè qua, thương vụ Kane gia nhập Man City được nhắc đến rất nhiều trên các mặt báo, song không đạt được bất cứ bước tiến nào, thậm chí còn đi vào ngõ cụt. Đơn giản vì Levy luôn ỡm ờ khi nói về tương lai của Kane, cũng như bỏ qua mọi đề nghị nào từ Man City, bất kể mức phí chuyển nhượng khoảng 125 triệu bảng đã được đưa ra.
Khi Kane nhận ra mình đã bị lừa thì tất cả gần như đã quá muộn. Anh trở lại tập luyện khi mùa giải mới chuẩn bị bắt đầu. Còn TTCN mùa Hè này tại Anh cũng chỉ còn it ngày nữa là đóng cửa. Để rồi, không còn cách nào khác, Kane buộc phải chấp nhận ở lại Tottenham.
Trong một chia sẻ trên trang mạng các nhân Twitter của mình vào hôm thứ Tư vừa rồi, ngôi sao 28 tuổi này buộc lòng thông báo: “Tôi sẽ tiếp tục ở lại với Tottenham ở mùa này và sẽ tập trung 100% cho việc thi đấu để giúp CLB giành được thành công”. Liệu có phải Kane quá ngây thơ, hay không hiểu tính cách mưu mô của Levy? Rõ ràng là không. Vậy tại sao anh có thể nói lại bị lừa dối một cách dễ dàng và đơn giản như vậy?
Có thể nói, lý do vì Kane quá nặng lòng với Tottenham, CLB mà anh gắn bó suốt từ năm 2004 khi còn là một cậu bé và giúp anh thành danh như ngày nay. Chính vì vậy, Kane muốn chia tay CLB này theo một cách tốt nhất, giúp đội bóng có được khoản phí chuyển nhượng cao nhất, do đó không quyết liệt trong việc gây sức ép để ra đi bằng mọi giá, dù rằng chẳng ưa gì chủ tịch Levy, thậm chí còn ghét bỏ.
Levy lần này đã thành công trong chiến thuật hứa suông, điều mà ông đã nhiều lần thực hiện trong việc giữ chân các ngôi sao đòi ra đi trước đây. Chiến thuật này được truyền thông Anh còn đặt cho khái niệm “Thỏa thuận quý ông”, tức thỏa thuận chỉ dựa trên danh dự, uy tín, không trên bất cứ giấy tờ và ký kết gì cả.
Chính Luka Modric cũng từng bị chủ tịch Levy gài bẫy “thỏa thuận quý ông” trước đây và ngôi sao giờ đang khoác áo Real từng kể lại câu chuyện này. “Sau khi hứa để cho tôi đi, ông ấy luôn tránh mặt và lảng tránh nói về điều này. Tôi từng tin rằng ông ấy với tư cách của một chủ tịch sẽ giữ lời hứa. Đối với tôi, lời hứa của một người quan trọng hơn bất cứ điều gì”.
Nhưng tại sao rút cuộc Modric vẫn gia nhập được Real s, để rồi trở thành một ngôi sao hàng đầu thế giới, thậm chí còn đoạt cả Quả bóng Vàng, còn Kane thì không. Đơn giản vì Modric khác Kane.
Ngôi sao người Croatia không nặng tình như Kane, ít ra không cảm thấy quá mắc nợ CLB này, nên đã tìm mọi cách gây sức ép, thậm chí bỏ tập và thi đấu giao hữu vào mùa hè 2012 trước khi ra đi. Tương tự sau này là trường hợp của Gareth Bale, khi tháo chạy khỏi Spurs.